5 điều cần biết về vị trí nhân viên phát triển thị trường

 

Trong hành trình xây dựng và mở rộng doanh nghiệp thì việc phát triển thị trường là rất quan trọng. Hãy cùng CareerBuilder tìm hiểu về công việc này là thế nào và cơ hội tìm kiếm việc làm đối với vị trí này nhé!

1. Nhân viên phát triển thị trường là ai?

Nhân viên phát triển thị trường là người đảm nhận công việc thu thập thông tin của khách hàng và những thay đổi, biến chuyển của thị trường ở thời điểm hiện tại hoặc dự đoán tương lai. Sau đó, họ sẽ đưa những dữ liệu này cho nhân viên kinh doanh hoặc nhân viên marketing để triển khai lên kế hoạch, chiến lược marketing cho sản phẩm của doanh nghiệp một cách đúng đắn nhất. 

2. Mô tả công việc nhân viên phát triển thị trường

2.1 Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường

Muốn phát triển thị trường thì trước tiên doanh nghiệp cần phải có thông tin. Đó có thể là thông tin nhân khẩu học của khách hàng, nhu cầu của khách hàng hiện tại là gì và hành vi, thói quen mua sắm sẽ thuộc loại nào. Có thể là tình hình thị trường về lĩnh vực doanh nghiệp đang kinh doanh có biến động gì không, thay đổi như thế nào?

Nhân viên phát triển thị trường sẽ đảm nhận công việc thông qua việc thu thập thông tin. Có nhiều phương pháp để thực hiện: khảo sát online, phỏng vấn trực tiếp, đánh giá qua những nhận xét, phản hồi từ khách hàng,...

Nghiên cứu thị trường - Ảnh: Internet.

Nghiên cứu thị trường - Ảnh: Internet.

2.2 Phân tích thị trường và nhận định xu hướng

Sau khi có được những thông tin cần thiết từ việc thu thập, nhân viên phát triển thị trường sẽ thống kê lại dữ liệu bằng các phần mềm để lọc lại thông tin theo từng khía cạnh cụ thể. Từ đó, đưa ra đánh giá, nhận định về xu hướng hiện tại của thị trường, khách hàng mới và khách hàng tiềm năng. Điều đó giúp cho doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh cụ thể và phù hợp cho từng tệp khách hàng khác nhau.

Thống kê và phân tích dữ liệu từ khách hàng, thị trường - Ảnh: Internet.

Thống kê và phân tích dữ liệu từ khách hàng, thị trường - Ảnh: Internet.

2.3 Mở rộng tệp khách hàng

Bên cạnh những khách quen thuộc thì nhân viên phát triển thị trường cần có trách nhiệm tìm kiếm những tệp khách hàng mới. Khách hàng là nhân tố quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp, nếu muốn lớn mạnh cần mở rộng con số khách hàng lên cao hơn mỗi ngày. Mỗi nhân viên sẽ có bí quyết để thực hiện điều này. Tìm kiếm, tiếp cận, giới thiệu, thuyết phục để mang về những khách hàng mới phù hợp với định hướng kinh doanh của doanh nghiệp.

2.4 Đề xuất chiến lược kinh doanh

Không chỉ riêng bộ phận marketing có nhiệm vụ lên kế hoạch nội dung truyền thông và ý tưởng bán hàng. Nhân viên phát triển thị trường cũng đóng góp vào công việc này như: lên ý tưởng chiến lược, chương trình khuyến mãi, đề xuất thời gian thực hiện,...

3. Yêu cầu tuyển dụng nhân viên phát triển thị trường

Nhân viên phát triển thị trường chiếm một vị trí quan trọng trong kế hoạch phát triển, mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, yêu cầu tuyển nhân viên phát triển thị trường cũng đòi hỏi nhiều yếu tố hơn. Kinh nghiệm, bằng cấp, kỹ năng tốt sẽ được nhà tuyển dụng lưu tâm hơn. Hãy theo dõi những thông tin dưới đây để biết một nhân viên phát triển thị trường giỏi cần có những gì nhé!

3.1 Về kiến thức, trình độ chuyên môn

3.1.1 Bằng cấp

Bằng cử nhân là yêu cầu tối thiểu để ứng tuyển vào vị trí này. Bạn cần có bằng cấp liên quan đến kinh doanh thương mại, kinh tế hoặc marketing,... Ngoài ra, nếu bạn có bằng cấp trong các lĩnh vực như toán học, thống kê hoặc khoa học máy tính,... kèm theo chứng chỉ, giấy chứng nhận về kinh doanh, truyền thông hoặc nghiên cứu thị trường thì đó là một lợi thế khi ứng tuyển.

3.1.2 Nắm vững hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Để có thể tìm kiếm thông tin thị trường, khách hàng một cách chính xác nhất thì bạn cần nắm rõ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tệp khách hàng hiện tại là gì? Đối thủ doanh nghiệp là ai? Doanh nghiệp đang muốn kinh doanh theo định hướng nào? Tiềm năng phát triển kinh doanh hiện tại là gì?... Từ đó đưa ra phương pháp thực hiện công việc một cách tối ưu và hiệu quả.

3.1.3 Biết rõ kiến thức về sản phẩm/dịch vụ

Bạn cần nắm rõ kiến thức liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp để tư vấn cho khách hàng một cách tốt nhất. Đó có thể là thông số kỹ thuật, các tính năng nổi bật, chương trình ưu đãi,... Ngoài ra, khi nắm rõ thông tin sản phẩm, bạn có thể tự tin giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng trong quá trình tư vấn. Điều này giúp bạn có thể đưa ra những thông tin khách quan nhất về sản phẩm, dịch vụ để khách hàng tin tưởng và chọn lựa.

3.2 Về kỹ năng

3.2.1 Kỹ năng giao tiếp

Vì tính chất công việc tiếp xúc với nhiều khách hàng và đối tác nên nhân viên phát triển thị trường cần có kỹ năng giao tiếp tốt. Điều này giúp bạn sẽ dễ tiếp cận khách hàng hơn. Ngoài ra, giao tiếp tốt giúp bạn tự tin trong quá trình trò chuyện, thu thập thông tin, mang lại thiện cảm của khách hàng về bạn và doanh nghiệp.

Kỹ năng giao tiếp với khách hàng tốt - Ảnh: Internet.

Kỹ năng giao tiếp với khách hàng tốt - Ảnh: Internet.

Ngoài giao tiếp với khách hàng thì vị trí này còn cần bạn thuyết trình hấp dẫn để trình bày đề xuất, chiến lược với ban giám đốc.

3.2.2 Kỹ năng đàm phán, thuyết phục khách hàng

Để có thể thu thập thông tin dễ dàng thì kỹ năng đàm phán, thuyết phục là điều vô cùng cần thiết. Bạn có thể đưa ra những thông tin bổ ích, lập luận sắc bén để làm nổi bật sản phẩm của mình với khách hàng. 

So sánh, phân tích mặt lợi - hại để khách hàng dễ dàng chọn lựa và quyết định hợp tác với bạn. Trong đó, việc nắm bắt tâm lý khách hàng là yếu tố then chốt để đánh trúng nhu cầu của khách hàng, khiến họ mau chóng quyết định chọn thương hiệu của bạn.

Kỹ năng đàm phán và thuyết phục khách hàng - Ảnh: Internet.

Kỹ năng đàm phán và thuyết phục khách hàng - Ảnh: Internet.

3.2.3 Kỹ năng phân tích, thu thập và xử lý thông tin

Khi có trong tay một lượng lớn thông tin, dữ liệu từ khách hàng, bạn cần có kỹ năng phân tích để hiểu nó. Qua những thông tin chắt lọc, bạn có thể nhận định nhu cầu khách hàng đang quan tâm là gì và xu hướng thị trường đang phát triển theo hướng nào.

3.2.4 Kỹ năng tư duy phản biện

Bên cạnh kỹ năng phân tích thì tư duy phản biện là một cặp đôi song hành khi làm việc ở vị trí này. Sau khi phân tích dữ liệu, bạn cần đánh giá, phản biện lại xem đâu là chiến lược tốt nhất mà doanh nghiệp nên đi theo. Nếu đi theo chiến lược này sẽ có lợi gì và đi theo chiến lược kia sẽ gặp rủi ro thế nào? Từ đó chọn ra giải pháp đúng đắn nhất cho kế hoạch sắp tới.

3.2.6 Kỹ năng làm việc nhóm

Bên cạnh những kỹ năng trên thì kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp bạn hoàn thiện các công việc một cách chỉn chu nhất. Thực tế là sau khi bạn thu thập thông tin thì cần chuyển giao bản báo cáo thị trường, khách hàng cho các bộ phận khác để tiến hành lên chiến lược tiếp thị và bán hàng. Việc phối hợp tốt giữa các bộ phận, nhân sự liên quan sẽ giúp tiến độ công việc trở nên mau lẹ hơn.

4. Mức lương vị trí nhân viên phát triển thị trường

Tại Việt Nam hiện nay, đừng lo lắng khi bạn có ít kinh nghiệm vì bạn có thể tìm được công việc tại công ty start-up với mức lương dao động từ 6 đến 7 triệu đồng/tháng. Riêng đối với những người có kinh nghiệm thì mức lương có thể cao hơn, đạt mức 10 đến 15 triệu đồng là rất bình thường.

Với thị trường ngày càng sôi động và các doanh nghiệp tại Việt Nam tăng trưởng một cách chóng mặt, với đủ ngành nghề, lĩnh vực thì nhu cầu tuyển dụng nhân viên phát triển thị trường cho doanh nghiệp là hết sức cấp bách. Vì thế, nếu bạn tự tin với năng lực và kinh nghiệm của mình, không khó để bạn sở hữu mức lương "khủng".

Theo khảo sát từ CareerBuilder, mức lương trung bình của nhân viên phát triển thị trường khoảng 10 triệu đồng/tháng sau khi thống kế từ hơn 332 mẫu đăng tuyển việc làm trên trang.

Mức lương nhân viên phát triển thị trường tại careerbuilder.vn - Ảnh: Internet.

Mức lương nhân viên phát triển thị trường tại careerbuilder.vn - Ảnh: Internet.

5. Tìm việc làm nhân viên phát triển thị trường ở đâu?

Như đã nói ở trên, nhu cầu tuyển dụng vị trí nhân viên phát triển thị trường ngày nay là rất lớn. Đồng nghĩa với đó là sự cạnh tranh trong quá trình ứng tuyển vị trí này cũng rất cao. Do đó, các ứng viên cần chuẩn bị một CV hoàn hảo với những thế mạnh về chuyên môn, kinh nghiệm cũng như kỹ năng nhằm thu hút nhà tuyển dụng.

Để có thể tìm thấy việc làm nhân viên phát triển thị trường phù hợp, đầy đủ thông tin và dễ tiếp cận với nhà tuyển dụng thì CareerBuilder là nơi đáng để bạn lựa chọn. Tại đây có hơn trăm mẫu tuyển dụng cho công việc phát triển thị trường từ các doanh nghiệp khác nhau trên toàn quốc. Vì thế, bạn đừng lo lắng sẽ thiếu việc nhé!

Trên đây là những chia sẻ của CareerBuilder về công việc phát triển thị trường. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích bạn trong hành trình tìm kiếm việc làm của bản thân. Chúc bạn thành công khi ứng tuyển vị trí nhân viên phát triển thị trường mà bạn mong muốn!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đổi mới góc nhìn, thay đổi kết cục: 3 câu chuyện nhỏ chứa đựng triết lý thâm sâu giúp bạn rút ngắn con đường tới đích gấp 20 lần

15 thói quen của người thành công

Quy luật trí não: Giải quyết vấn đề với tư duy nghịch đảo