Xu hướng và triển vọng thị trường chăm sóc sức khỏe Việt Nam năm 2023

 

Xu hướng và triển vọng thị trường chăm sóc sức khỏe Việt Nam năm 2023

Chăm sóc sức khỏe là một ngành dịch vụ trong đó người cung ứng và người sử dụng quan hệ với nhau thông qua giá dịch vụ.

 

Tổng quan thị trường Chăm sóc sức khỏe Việt Nam năm 2022

 

  • Theo báo cáo của VIRAC, chi tiêu cho sản phẩm chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế tại Việt Nam tăng trưởng mạnh qua các năm với CAGR (2011-2021e) là 11%. Trong những năm gần đây, Việt Nam có tổng chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe tính theo phần trăm GDP cao thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Campuchia.
  • Giá trị thị trường chăm sóc sức khỏe đã liên tục gia tăng trong năm 2011 – 2021e với CAGR là 14.5%. Giá trị thị trường năm 2021 đạt hơn 45 tỷ đồng tăng khoảng hơn 10% so với cùng kì năm ngoái.

 

Hình 1: Tổng quan thị trường chăm sóc sức khỏe 2022
                                                       Hình 1: Tổng quan thị trường chăm sóc sức khỏe 2022

 

  • Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, người tiêu dùng hiện nay đang có xu hướng tìm đến sự tiện lợi và đơn giản hơn trong việc sử dụng dịch vụ; nhu cầu chuyển từ chăm sóc nội trú sang ngoại trú; sự đổi mới công nghệ; sự gia tăng biến chứng trong các loại bệnh; tỷ lệ mắc một số bệnh cao hơn do lối sống ít vận động; kỳ vọng có một tuổi thọ lâu dài hơn… 

 

Tìm hiểu thêm về tổng quan thị trường chăm sóc sức khỏe Việt Nam năm 2022: https://viracresearch.com/thi-truong-cham-soc-suc-khoe-viet-nam-lieu-co-tiem-nang-tang-truong-cao/

 

Xu hướng thị trường Chăm sóc sức khỏe Việt Nam trong những năm tới

 

Xu hướng chăm sóc sức khỏe 1 – Sự phát triển nhanh chóng và khả năng thích ứng cao của trí tuệ nhân tạo (AI)

 

Nhìn lại quá trình thay đổi và phát triển của các thị trường trên thế giới sau đại dịch COVID-19, chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả thị trường sức khỏe và thiết bị y tế. Với sự phát triển nhanh chóng và khả năng thích ứng cao của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây, đây được coi là tương lai dài hạn của lĩnh vực này. Kể từ khi bắt đầu bệnh dịch, AI đã được sử dụng để thông báo tới người dân về tình trạng phơi nhiễm trong cộng đồng, đẩy nhanh quá trình thử nghiệm vaccine và hỗ trợ trong việc phân bổ thuốc đi các quốc gia. Dưới đây là một số xu hướng và triển vọng của việc ứng dụng AI vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và thiết bị y tế:

 

  • Sự gia tăng của robot trong các cuộc phẫu thuật:

    Trong những năm gần đây, sự hỗ trợ của robot trong các cuộc phẫu thuật đã có nhiều thành tựu. Những ca phẫu thuật này thường có ít biến chứng hơn, thời gian phục hồi của bệnh nhân nhanh hơn và ít để lại sẹo hơn so với những phương pháp truyền thống. Trên thực tế, công ty Intuitive Surgical của Mỹ đã thành công trong việc chế tạo robot hỗ trợ phẫu thuật, tên là hệ thống phẫu thuật da Vinci. Hệ thống này đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ chấp thuận và được đánh giá sẽ giúp việc nhận dạng chính xác hơn tới 25%.
    Bên cạnh đó, xu hướng này rất quan trọng với sự phát triển của lĩnh vực này, đặc biệt trong khi Tổ chức Y tế Thế giới dự đoán thế giới sẽ thiếu hụt gần 10 triệu chuyên gia y tế vào năm 2030. Thị trường này có giá trị hơn 4 tỷ USD vào năm 2021, bằng một nửa giá trị thị trường phẫu thuật truyền thống.

 

  • Sự phổ biến của việc theo dõi sức khỏe thông qua thiết bị đeo và thiết bị cá nhân: Ngoài những cải tiến trong phòng mổ, AI đã và đang cải tiến thói quen theo dõi sức khỏe của người dân trên toàn thế giới. Với tính gọn nhẹ của các thiết bị đeo và thiết bị cá nhân như điện thoại kết hợp với AI, mọi phản ứng của cơ thể đều có thể được theo dõi, ghi lại và đưa ra phán đoán về tình hình sức khỏe của người dân. Từ đó, chi phí khám bệnh và điều trị sẽ được giảm đáng kể.
    Trong thời gian đại dịch, Dịch vụ chăm sóc y tế (NHS) của Anh đã thí điểm chương trình y tế được hỗ trợ bởi AI cho phép bệnh nhân được xuất viện với băng đeo gắn Wi-fi để theo dõi các dấu hiệu cơ bản từ xa. Sau thời gian thí điểm, kết quả cho thấy tỉ lệ nhập viện, số lượt thăm khám và chi phí khám tại nhà đã giảm đáng kể. Thiết bị đeo cũng tăng sự tuân thủ các chỉ định của bác sĩ lên tới hơn 96%, vượt xa con số trước đây là 50%.

 

  • Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe từ xa: Việc kết hợp chatbot và AI để giúp người dân có thể tự phát hiện và giúp bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh từ xa sẽ giúp cắt giảm thời gian và chi phí di chuyển tới bệnh viện để thăm khám đáng kể. Các nhà nghiên cứu từ Đại học California, Los Angeles đã thử nghiệm hệ thống X-quang ảo Virtual 3 Interventional Radiologist (VIR) và đạt được kết quả bước đầu. Mặc dù hệ thống chưa thể đưa ra chẩn đoán, nhưng thông tin hệ thống thu thập được đã có thể hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh mà không có sự có mặt của bệnh nhân.

 

  • Hỗ trợ quản lí trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe: Bên cạnh việc hỗ trợ cho bác sĩ trong quá trình phẫu thuật và người dân trong việc theo dõi sức khỏe, AI còn có thể tối ưu hóa các công việc hành chính trong việc thăm khám như lưu giữ hồ sơ bệnh nhân và theo dõi hóa đơn viện phí.
    Những hoạt động liên quan tới quản lí sức khỏe này không chỉ đảm bảo việc phân bổ nguồn lực một cách hợp lí, mà còn giúp việc điều trị hiệu quả hơn. Đối với các hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện nay, nhiều công việc lặp đi lặp lại vẫn đang được thực hiện bởi các điều dưỡng. Bằng cách kết hợp dữ liệu và AI, 68% nhân viên y tế tin rằng họ sẽ có nhiều thời gian hơn cho việc chăm sóc và cải thiện chất lượng trải nghiệm của bệnh nhân.

 

Xu hướng chăm sóc sức khỏe 2 – ứng dụng thực tế ảo (AR)

 

Hình 3: xu hướng AR vào chăm sóc sức khỏe
                                                    Hình 3: xu hướng AR vào chăm sóc sức khỏe

 

Bên cạnh xu hướng ứng dụng AI vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, trong tương lai, sự kết hợp của thực tế ảo (AR) cũng đang được coi là xu hướng trong vài chục năm tới của ngành. Theo đó, quy mô thị trường thiết bị chăm sóc sức khỏe ứng dụng thực tế ảo được dự kiến sẽ đạt 120 tỷ USD vào năm 2028.

Việc ứng dụng công nghệ sẽ giảm thời gian thăm khám và nâng cao độ chính xác của việc điều trị bệnh nhân. Cùng với sự phát triển của công nghệ, các vấn đề liên quan tới quản lí rủi ro, an ninh mạng và quyền riêng tư của người tiêu dùng cũng sẽ trở thành những mỗi quan tâm của các nhà sản xuất thiết bị y tế. Dưới đây là một số xu hướng khác và vấn đề tồn đọng của ngành được dự báo cho năm 2022:

  • Tiếp tục phát triển công nghệ AI và AR trong lĩnh vực:
    Công nghệ phát triển sẽ tạo điều kiện cho người già và những đối tượng khó tiếp cận y tế có chất lượng sức khỏe tốt hơn thông qua việc chăm sóc sức khỏe tại nhà. Liên hợp quốc dự đoán số người cao tuổi toàn cầu sẽ đạt 2.15 triệu người vào năm 2080. Tuổi thọ trung bình của người dân tăng lên sẽ làm thay đổi ngành công nghiệp thiết bị y tế, đặc biệt là thiết bị y tế chăm sóc tại nhà. Theo đó, ngành thiết bị y tế phải mở rộng sản phẩm và phạm vi tiếp cận tới các đối tượng cao tuổi

 

  • Tăng cường khả năng phục hồi và thích ứng của chuỗi cung ứng thiết bị y tế thế giới:
    Đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng trên tất cả các ngành và lĩnh vực, trong đó ngành thiết bị y tế bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng. Ngành công nghiệp thiết bị y tế đã chiến đấu để chống lại sự chậm trễ trong giao thông vận tải, hàng tồn kho hạn chế, tình trạng thiếu lao động,… Tại Mỹ, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đã công bố gói ngân sách 21,6 triệu USD cho việc phục hồi chuỗi cung ứng cho năm 2022 như một phần của Chương trình Ngăn ngừa thiếu hụt và Phục hồi Chuỗi cung ứng.

 

  • Ưu tiên các vấn đề liên quan tới quản lí rủi ro và bảo mật khách hàng:
    Hiện nay, rất nhiều thiết bị y tế đang thu thập và lưu trữ dữ liệu bệnh nhân trong khi chưa nhận được sự đồng ý của bệnh nhân. Năm 2022, lượng dữ liệu y tế thu thập được dự đoán sẽ tăng theo chu kì 100%/73 ngày. Điều này khiến cho các vấn đề liên quan tới quản lí rủi ro, kiểm soát và bảo vệ thông tin cá nhân của người sử dụng trở thành vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết của các nhà sản xuất.

 

Xu hướng chăm sóc sức khỏe 3: cá nhân hóa

 

Hình 4: Xu hướng cá nhân hóa trong chăm sóc cá nhân
                          Hình 4: Xu hướng cá nhân hóa trong chăm sóc cá nhân

 

Trong năm 2023, bệnh nhân sẽ có nhiều cơ hội hơn để nhận những dịch vụ chăm sóc sức khỏe được cá nhân hóa riêng cho họ. Điều này bao gồm khái niệm về y học chính xác, trong đó thuốc và các phương pháp điều trị được thiết kế riêng cho một nhóm bệnh nhân dựa trên tuổi tác, di truyền hoặc các yếu tố rủi ro khác thay vì theo cách tiếp cận phổ quát.

Những hình thức chăm sóc sức khỏe cá nhân tiên tiến và chính xác nhất có tính đến thông tin di truyền hoặc bộ gen của một người. Chúng sẽ giúp các bác sĩ dự đoán mức độ hiệu quả của các loại thuốc cụ thể, hoặc xác định liệu bệnh nhân có khả năng bị tác dụng phụ hay không.

Thuật ngữ “cá nhân hóa chăm sóc sức khỏe” đôi khi cũng được hiểu theo hướng cho phép bệnh nhân đưa ra lựa chọn về cách thức lên kế hoạch và thực hiện điều trị cho bản thân. Điều này thường xem xét theo hoàn cảnh, quan điểm và niềm tin của chính bệnh nhân khi họ đưa ra những lựa chọn cụ thể về cách thức và nơi họ nên được điều trị.

Xu hướng này cũng diễn ra trong các ngành công nghiệp khác ngoài lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Mọi hình thức cá nhân hóa có thể sẽ trở thành xu hướng chính trong suốt năm 2023.

 

Thông tin về thị trường chăm sóc sức khỏe Việt Nam được tổng hợp từ “BÁO CÁO NGÀNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE Q4/2022” do VIRAC thực hiện. Bản báo cáo đầy đủ sẽ mang đến cho khách hàng những thông tin phân tích chuyên sâu về môi trường kinh doanh cùng tình hình thị trường thế giới và thị trường trong nước. Bên cạnh đó, VIRAC còn đưa ra một số triển vọng, dự báo, khuyến nghị cho các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, sản xuất.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đổi mới góc nhìn, thay đổi kết cục: 3 câu chuyện nhỏ chứa đựng triết lý thâm sâu giúp bạn rút ngắn con đường tới đích gấp 20 lần

15 thói quen của người thành công

Quy luật trí não: Giải quyết vấn đề với tư duy nghịch đảo