Tương lai của ngành chăm sóc sức khỏe

 Chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số đang được ứng dụng trong nhiều hoạt động của các cơ sở y tế cũng như cải tiến các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng.

Những Chuyển Dịch Lớn Trong Ngành Chăm Sóc Sức Khỏe Trong Tương Lai

 

Ngành chăm sóc sức khỏe là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP. Ở các nước phát triển, tổng giá trị tiêu dùng cho ngành chăm sóc sức khỏe vào năm 2016 chiếm 10% tỷ trọng GDP (1). Tại Việt Nam, ngành chăm sóc sức khỏe có giá trị 15.6 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm CAGR là 11.2%, chiếm 6.5% cơ cấu GDP (2). Trong những năm gần, ngành chăm sóc sức khỏe cho thấy một số xu hướng đang phát triển có khả năng tác động làm chuyển đổi ngành.

 

Tăng trưởng và già hóa dân số: Dân số thế giới dự báo đạt 9.7 tỷ người vào năm 2050 và dự báo tỷ lệ dân số già hóa chiếm hơn 20% dân số toàn cầu, số lượng người trên 60 tuổi tăng gần gấp đôi so với năm 2000 (3). Việc tăng dân số và già hóa dân số có nghĩa là chi phí chăm sóc sức khỏe nhiều hơn. Điều này thúc đẩy các giải pháp chăm sóc sức khỏe mới linh hoạt và tiết kiệm chi phí hơn. Ngoài ra, việc khan hiếm về nguồn lao động có chất lượng trong lĩnh vực này cũng là tác nhân thúc đẩy các sáng kiến về chăm sóc sức khỏe từ xa.

 

Tập trung vào phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe: Ngành chăm sóc sức khỏe chuyển dịch từ chữa bệnh sang phòng người và chăm sóc sức khỏe. Tầm quan trọng của những cải tiến trong việc chẩn đoán sớm, các công nghệ đóng vai trò tiên phong trong việc chuyển dịch cơ cấu. Dữ liệu y tế tập trung và các nền tảng tương tác online giúp cung cấp cho bệnh nhân, bác sĩ lâm sàng và người chăm sóc sức khỏe những dữ liệu thời gian thực và hiểu biết để giúp đưa ra quyết định phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Công nghệ sẽ giúp các bác sĩ lâm sàng giải quyết hầu hết các nhiệm vụ hành chính, hỗ trợ chẩn đoán và cung cấp thêm các công cụ kiểm tra an toàn.

 

Khả năng kiểm soát sức khỏe của chính mình: Xu hướng thay đổi về thái độ và hành vi của người tiêu dùng trong việc tham gia nhiều hơn vào quá trình chăm sóc sức khỏe và điều trị. Với kho dữ liệu và các nền tảng chia sẻ khổng lồ, người tiêu dùng có thể thực hiện nhiều hơn các hoạt động hoạt động mà trước đây cần sự tham gia của các bác sĩ lâm sàng. Nhiều ứng dụng quản lý lộ trình sức khỏe phù hợp trong từng giai đoạn sống và lối sống của người sử dung.

 

Ứng dụng trị liệu điện tử (SPARX) ở New Zealand giúp cải thiện khả năng phục hồi cảm xúc của người bị trầm cảm bằng cách dạy họ cách áp dụng các bài học từ trò chơi vào các tình huống thực tế. Hay, ứng dụng CANImmunize cho phép người dân Canada quản lý lịch tiêm chủng cho gia đình và đặt lịch tại các cơ sở y tế.

 

Khách hàng làm trung tâm (Patient-Centric): Các hệ thống chăm sóc sức khỏe có xu hướng thiết lập hệ sinh thái giữa bệnh nhân, bác sĩ, cơ sở y tế, nhà thuốc, nhân viên chăm sóc sức khỏe và các công cụ hỗ trợ theo dõi, chẩn đoán, gợi ý trên nền tảng số. Điều này cũng bao gồm việc cung cấp các kiến thức y tế, hỗ trợ bệnh nhân để họ tự đưa ra các quyết định và tham gia vào việc chăm sóc riêng của họ.

 

Sự phát triển của Internet và di động: Các biện pháp theo dõi sức khỏe từ xa ngày càng mở rộng với sự hỗ trợ của Internet và thiết bị di động góp phần làm giảm đáng kể chi phí nhập viện và điều trị nội trú; đồng thời tăng đáng kể năng suất và hiệu quả khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của các nhân viên y tế. Thông qua Internet và thiết bị di động, nhân viên y tế có quyền truy cập đúng thông tin, tình trạng của bệnh nhân ở bất kỳ địa điểm và thời gian nào.

 

Chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số – Digital Healthcare là giải pháp phù hợp để giải quyết các thách thức và tận dụng cơ hội thị trường

 
Digital Healthcare là gì?
 

Chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số là việc sử dụng công nghệ để giúp cải thiện sức khỏe. Digital Healthcare có thể bao gồm mọi thứ: từ các thiết bị đeo được gắn cảm biến để theo dõi sức khỏe, ứng dụng di động đến dữ liệu lớn Big Data hay trí thông minh nhân tạo AI; hoặc từ việc lưu trữ hồ sơ điện tử đến việc sử dụng robot trong việc chăm sóc sức khỏe trong các bệnh viện.

 

Thị trường đầy tiềm năng: thị trường Digital Healthcare được dự báo sẽ đạt 86.4 tỷ USD vào năm 2018 và dự báo đạt hơn 500 tỷ USD vào năm 2025, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 29.6% và là thị trường tăng trưởng mạnh nhất trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe (4).

 
Lợi ích mà Digital Healthcare mang lại:
  • Cải thiện khả năng tiếp cận với chăm sóc sức khỏe
  • Giảm thiểu rủi ro các sai sót liên quan đến con người
  • Tăng cường hiệu quả trong hệ thống chăm sóc sức khỏe
  • Nâng cao chất lượng chăm sóc, cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cá nhân hóa phù hợp cho từng bệnh nhân
  • Giảm chi phí chăm sóc sức khỏe

    Chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số đang được ứng dụng trong nhiều hoạt động của các cơ sở y tế cũng như cải tiến các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng.

    Những Chuyển Dịch Lớn Trong Ngành Chăm Sóc Sức Khỏe Trong Tương Lai

     

    Ngành chăm sóc sức khỏe là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP. Ở các nước phát triển, tổng giá trị tiêu dùng cho ngành chăm sóc sức khỏe vào năm 2016 chiếm 10% tỷ trọng GDP (1). Tại Việt Nam, ngành chăm sóc sức khỏe có giá trị 15.6 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm CAGR là 11.2%, chiếm 6.5% cơ cấu GDP (2). Trong những năm gần, ngành chăm sóc sức khỏe cho thấy một số xu hướng đang phát triển có khả năng tác động làm chuyển đổi ngành.

     

    Tăng trưởng và già hóa dân số: Dân số thế giới dự báo đạt 9.7 tỷ người vào năm 2050 và dự báo tỷ lệ dân số già hóa chiếm hơn 20% dân số toàn cầu, số lượng người trên 60 tuổi tăng gần gấp đôi so với năm 2000 (3). Việc tăng dân số và già hóa dân số có nghĩa là chi phí chăm sóc sức khỏe nhiều hơn. Điều này thúc đẩy các giải pháp chăm sóc sức khỏe mới linh hoạt và tiết kiệm chi phí hơn. Ngoài ra, việc khan hiếm về nguồn lao động có chất lượng trong lĩnh vực này cũng là tác nhân thúc đẩy các sáng kiến về chăm sóc sức khỏe từ xa.

     

    Tập trung vào phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe: Ngành chăm sóc sức khỏe chuyển dịch từ chữa bệnh sang phòng người và chăm sóc sức khỏe. Tầm quan trọng của những cải tiến trong việc chẩn đoán sớm, các công nghệ đóng vai trò tiên phong trong việc chuyển dịch cơ cấu. Dữ liệu y tế tập trung và các nền tảng tương tác online giúp cung cấp cho bệnh nhân, bác sĩ lâm sàng và người chăm sóc sức khỏe những dữ liệu thời gian thực và hiểu biết để giúp đưa ra quyết định phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Công nghệ sẽ giúp các bác sĩ lâm sàng giải quyết hầu hết các nhiệm vụ hành chính, hỗ trợ chẩn đoán và cung cấp thêm các công cụ kiểm tra an toàn.

     

    Khả năng kiểm soát sức khỏe của chính mình: Xu hướng thay đổi về thái độ và hành vi của người tiêu dùng trong việc tham gia nhiều hơn vào quá trình chăm sóc sức khỏe và điều trị. Với kho dữ liệu và các nền tảng chia sẻ khổng lồ, người tiêu dùng có thể thực hiện nhiều hơn các hoạt động hoạt động mà trước đây cần sự tham gia của các bác sĩ lâm sàng. Nhiều ứng dụng quản lý lộ trình sức khỏe phù hợp trong từng giai đoạn sống và lối sống của người sử dung.

     

    Ứng dụng trị liệu điện tử (SPARX) ở New Zealand giúp cải thiện khả năng phục hồi cảm xúc của người bị trầm cảm bằng cách dạy họ cách áp dụng các bài học từ trò chơi vào các tình huống thực tế. Hay, ứng dụng CANImmunize cho phép người dân Canada quản lý lịch tiêm chủng cho gia đình và đặt lịch tại các cơ sở y tế.

     

    Khách hàng làm trung tâm (Patient-Centric): Các hệ thống chăm sóc sức khỏe có xu hướng thiết lập hệ sinh thái giữa bệnh nhân, bác sĩ, cơ sở y tế, nhà thuốc, nhân viên chăm sóc sức khỏe và các công cụ hỗ trợ theo dõi, chẩn đoán, gợi ý trên nền tảng số. Điều này cũng bao gồm việc cung cấp các kiến thức y tế, hỗ trợ bệnh nhân để họ tự đưa ra các quyết định và tham gia vào việc chăm sóc riêng của họ.

     

    Sự phát triển của Internet và di động: Các biện pháp theo dõi sức khỏe từ xa ngày càng mở rộng với sự hỗ trợ của Internet và thiết bị di động góp phần làm giảm đáng kể chi phí nhập viện và điều trị nội trú; đồng thời tăng đáng kể năng suất và hiệu quả khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của các nhân viên y tế. Thông qua Internet và thiết bị di động, nhân viên y tế có quyền truy cập đúng thông tin, tình trạng của bệnh nhân ở bất kỳ địa điểm và thời gian nào.

     

    Chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số – Digital Healthcare là giải pháp phù hợp để giải quyết các thách thức và tận dụng cơ hội thị trường

     
    Digital Healthcare là gì?
     

    Chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số là việc sử dụng công nghệ để giúp cải thiện sức khỏe. Digital Healthcare có thể bao gồm mọi thứ: từ các thiết bị đeo được gắn cảm biến để theo dõi sức khỏe, ứng dụng di động đến dữ liệu lớn Big Data hay trí thông minh nhân tạo AI; hoặc từ việc lưu trữ hồ sơ điện tử đến việc sử dụng robot trong việc chăm sóc sức khỏe trong các bệnh viện.

     

    Thị trường đầy tiềm năng: thị trường Digital Healthcare được dự báo sẽ đạt 86.4 tỷ USD vào năm 2018 và dự báo đạt hơn 500 tỷ USD vào năm 2025, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 29.6% và là thị trường tăng trưởng mạnh nhất trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe (4).

     
    Lợi ích mà Digital Healthcare mang lại:
    • Cải thiện khả năng tiếp cận với chăm sóc sức khỏe
    • Giảm thiểu rủi ro các sai sót liên quan đến con người
    • Tăng cường hiệu quả trong hệ thống chăm sóc sức khỏe
    • Nâng cao chất lượng chăm sóc, cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cá nhân hóa phù hợp cho từng bệnh nhân
    • Giảm chi phí chăm sóc sức khỏe

     

     

    Công nghệ phát triển tham gia tích cực vào việc chuyển dịch trong ngành y tế và chăm sóc sức khỏe

     

    Sản xuất các thiết bị theo dõi sức khỏe thông minh: tăng từ 30 tỷ USD năm 2016 đến 100 tỷ USD năm 2023, tốc độ tăng bình quân 23%/ năm (5). Các thiết bị thông minh thu thập theo thời gian thực các thông tin sức khỏe của người dùng giúp quá trình theo dõi sức khỏe diễn ra liên tục, hàng ngày

     

    Công nghệ Big Data & Data Analytics: Big Data cung cấp một nguồn dữ liệu khổng lồ trong ngành y tế, kết hợp với công cụ phân tích giúp giảm tỷ lệ sai sót trong việc sử dụng thuốc, hướng dẫn các giám sát phòng ngừa hoặc cảnh báo những sự kiện bất ngờ của sức khỏe.

     

    Công nghệ Blockchain: sử dụng trong việc bảo mật hồ sơ bệnh án, hồ sơ bảo hiểm, cung cấp quyền truy cập nhanh, bảo vệ tính toàn vẹn của thông tin và kiểm soát chuỗi cung ứng thuốc. Ví dụ, một chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể được cấp quyền truy cập nhanh vào hồ sơ bệnh nhân thông qua một hệ thống an toàn được xác nhận bởi các bên. Thông tin cũng có thể được giữ ẩn danh, cho phép bệnh nhân và bác sĩ chọn tham gia cung cấp dữ liệu cho nghiên cứu, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn HIPAA và GDPR. Việc toàn vẹn dữ liệu và truy xuất nguồn gốc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị. Ở góc độ quản lý, bệnh viện có thể tiết kiệm được một khoản chi phí khổng lồ liên quan đến việc xét nghiệm lại.

     

    Trí tuệ nhân tạo (AI): cho phép máy móc xử lý thông tin và cung cấp dữ liệu để ra quyết định theo cách tương tự như con người. Các ứng dụng AI có thể cải thiện tốc độ và độ chính xác của quá trình chẩn đoán.

     

    Microsoft đang phát triển dự án Hanover, một hệ thống AI nhằm mục đích thu thập danh mục các tài liệu nghiên cứu từ PubMed để đưa ra các chẩn đoán ung thư và xác định loại thuốc kết hợp phù hợp với từng bệnh nhân.

     

    Internet of things (IoT): cho phép việc kết nối từ xa tất cả các thành phần của hệ sinh thái tạo ra sự cải thiện mọi thứ từ hiệu quả khám chữa bệnh đến trải nghiệm của bệnh nhân. Theo Frost & Sullivan, vào năm 2017, tại châu Âu gần 60% hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã áp dụng IoT (6).

     

    Công nghệ Cloud: là nền tảng giải quyết nhu cầu xây dựng, vận hành và duy trì cơ sở hạ tầng cho việc lưu trữ cơ sở dữ liệu khổng lồ từ các bệnh viện. Các bệnh nhân và người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể truy cập tiện lợi hơi vào các hồ sơ lưu trữ trên đám mây, giúp cho quá trình tư vấn sức khỏe thuận tiện hơn.

     

    Công nghệ thực tế ảo: tạo ra các mô phỏng, cho phép tương tác đa dạng hơn, hỗ trợ các nghiên cứu về vật lý trị liệu, lên kế hoạch cho các cuộc phẫu thuật, hoặc hỗ trợ việc đào tạo sinh viên y khoa hoặc các nhân viên chăm sóc sức khỏe.

     

    Công nghệ in 3D: ứng dụng để sản xuất các sản phẩm y khoa: máy trợ thính, máy thở, kỹ thuật phẫu thuật cấu ghép và mô hình chi tiết của các cơ quan, xương và tế bào máu trong giáo dục y tế. Hiện nay, 13% doanh thu công nghệ in 3D đến từ lĩnh vực y tế (7).

     

    Robotics: giúp các bác sĩ thực hiện các quy trình và nghiệp vụ phức tạp với độ chính xác và linh hoạt hơn.

     

    Bức tranh tương lai của ngành chăm sóc sức khỏe

    Tương lai chuyển đổi số trong ngành y tế, chăm sóc sức khỏe trải quay 3 giai đoạn:

    • Hiện tại: chăm sóc sức khỏe phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất, không có kết nối, quy trình thủ công và chi phí chăm sóc sức khỏe cao
    • Giai đoạn 1: Số hóa và tập hợp các thông tin
    • Giai đoạn 2: Xây dựng hệ sinh thái số, lấy khách hàng làm trung tâm
    • Giai đoạn 3: Sử dụng dữ liệu lớn và các phân tích cho việc phòng ngừa và chăm sóc thường xuyên

     

    Hình 2: Patient-Centric trong lĩnh vực y tế (8)

    Một số xu thế Digital Healthcare

     

    Cổng thông tin bệnh nhân (Patient portals): cung cấp quyền truy cập thông tin sức khỏe một cách thuận tiện, giúp cho bệnh nhân cảm thấy được tham gia vào quá trình chăm sóc sức khỏe của chính họ và có những tương tác với bác sĩ hoặc các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

     

    Thăm ảo (Virtual visits): cung cấp các chuyến thăm ảo của bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông qua liên kết kỹ thuật số hai chiều an toàn mà không cần đến văn phòng bác sĩ.

     

    Khám chữa từ xa (Telehomecare & Telemedicine) cho phép bác sĩ lâm sàng liên lạc với bệnh nhân chăm sóc, tư vấn, nhắc nhở, can thiệp, theo dõi và tư vấn từ xa.

     

    Bệnh án điện tử (Electronic health records): cho phép các bác sĩ và chính bệnh nhân truy cập, quản lý hồ sơ bệnh án hiệu quả hơn (chẳng hạn như bệnh mãn tính), cũng như cải thiện chi phí vận hành trong bệnh viện

     

    Hệ thống quản lý bệnh viện toàn diện: số hóa và nâng cao quy trình quản lý khám chữa bệnh toàn diện trong bệnh viện.

     

    Chatbots: được huấn luyện để đưa ra phản hồi đối với những câu hỏi của người dùng sao cho chính xác và tự nhiên nhất bằng việc nhận biết, phân tích nội dung thông tin và đưa đến những phản hồi phù hợp, mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho bệnh nhân.

     

    Robots: hỗ trợ nhân viên y tế trong việc cấp phát thuốc, hỗ trợ nhân viên trong việc chăm sóc y tế.

     

    Performance Dashboard: hiển thị thời gian thực đồ thị theo dõi diễn biến bệnh thông qua dữ liệu thu thập được từ các thiết bị cảm biến mang theo người.

     

     

     

    Công nghệ ngày càng phát triển thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe chuyển dịch sang một tương lai mới. Với Việt Nam, việc đón đầu các xu thế công nghệ và tiên phong áp dụng công nghệ cao vào trong lĩnh vực y tế không thể chỉ dừng lại ở các dự án nghiên cứu, thử nghiệm mà cần đưa vào chương trình quốc gia về chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số và cần có một nguồn tài trợ lớn từ toàn xã hội.

Nhận xét