Khám phá thế hệ Gen Z: tiềm năng và thử thách

 

1. Những ưu và khuyết điểm của nhân lực Gen Z


Là nguồn nhân lực mới nổi của lực lượng lao động, thế hệ Gen Z đang chứng minh tầm ảnh hưởng của mình với những tiềm năng và quan điểm mới mẻ. Được lớn lên trong thời đại bùng nổ công nghệ và kết nối toàn cầu, Gen Z sở hữu bộ kỹ năng và hiểu biết độc đáo, khiến họ đóng vai trò quan trọng giữa một thị trường nhiều biến đổi và phát triển không ngừng. Điều này bắt nguồn từ những điểm mạnh có sẵn trong Gen Z như: 

Chủ động và độc lập trong công việc


Được tiếp cận sớm với công nghệ, Gen Z rất thành thạo trong việc sử dụng các công cụ tìm kiếm để tự tìm hiểu và nghiên cứu. Do đó, họ quen với việc tự tìm ra câu trả lời để giải quyết vấn đề thường gặp trong công việc trước khi tìm đến sự trợ giúp của những người xung quanh. Điều này cũng hình thành nên khuynh hướng làm việc độc lập của Gen Z. Theo một báo cáo nghiên cứu về Gen Z của Deloitte (2018), Gen Z ưa thích làm những nhiệm vụ cá nhân hơn so với việc tham gia các công việc chung của nhóm, mâu thuẫn với ở môi trường giáo dục họ được đào tạo làm việc đội nhóm. Mặc dù vậy, họ vẫn xem trọng sự kết nối vật lý, họ thích độc lập nhưng không thích bị cô lập.

Thành thạo công nghệ (tech-savvy)

Dễ dàng nhận thấy, Gen Z có nhiều cơ hội tiếp cận sớm hơn với các thiết bị công nghệ, tạo điều kiện cho thế hệ Gen Tech được tiếp xúc, học hỏi và sử dụng thành thạo các công nghệ một cách thuận tiện và nhanh chóng. Theo một khảo sát của PwC về chủ đề “Thế hệ Z đã sẵn sàng cho kỷ nguyên số”, 84% người tham gia cho biết họ có cảm nhận tích cực về vai trò của công nghệ đối với công việc của mình. Đồng thời 72% người Việt thuộc thế hệ Z có mong muốn học hỏi các kỹ năng số. Tỷ lệ này cao hơn so với mức khảo sát toàn cầu (52%). Điều này chứng minh rằng, Gen Z ở Viet nam luôn sẵn sàng để học hỏi và thích nghi với môi trường làm viẹc toàn cầu hoá mà công nghệ đóng vai trò chủ đạo.

Cởi mở trong việc lắng nghe phản hồi và nhận xét

Một cuộc khảo sát của EY với gần 1.400 đối tượng thuộc thế hệ kế thừa Millienials cho rằng, thế hệ Z cũng không sợ mắc lỗi, đặc biệt khi họ có thể học từ những sai lầm đó. Hầu hết tất cả Gen Z (97%) đều sẵn lòng nhận phản hồi liên tục hoặc sau khi hoàn thành một dự án lớn hoặc nhiệm vụ, và 63% người tham gia khảo sát ưa thích nhận phản hồi xây dựng kịp thời trong suốt năm.

Tuy nhiên, Gen Z cũng có một số điểm yếu:

Tỷ lệ mắc các vấn đề về sức khỏe tinh thần cao: Theo 1 báo cáo trong “2023 Gen Z and Millennial Survey” của Deloitte, gần một nửa số người thuộc thế hệ Gen Z tham gia khảo sát (46%) cho rằng, họ cảm thấy stress và lo lắng hầu như ở mọi lúc, mọi nơi. Điều này bắt nguồn từ việc họ thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề tài chính, vấn đề gia đình, khối lượng công việc lớn và văn hóa làm việc không lành mạnh tại môi trường làm việc, áp lực thành công từ các thế hệ trước,… Từ đó khiến cho đa số lực lượng lao động Gen Z thường xuyên gặp các vấn đề về sức khỏe vật lý sức khỏe tinh thần.

Sư phụ thuộc quá mức vào công nghệ: Tuy thành thạo công nghệ là một kĩ năng cần thiết để phát triển như đã đề cập trước đó, sự phụ thuộc vào công nghệ của Gen Z ngày càng lớn dần đã tạo nên một số mặt tiêu cực, chẳng hạn như: hạn chế tương tác trực tiếp giữa các cá nhân, khó tập trung vào các công việc thường ngày… Ngoài ra, sự phát triển của các công cụ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) như: ChatGPT, Googlebard, NotionAI đã khiến cho việc tư duy và phát triển ý tưởng ngày càng trở nên dễ dàng, ảnh hưởng đến khả năng tư duy phản biện và khiến cho Gen Z lười suy nghĩ hơn trước đây.

Đề cao bản thân quá mức: “Vỡ mộng” là từ ngữ thường hay gặp ở các thế hệ Gen Z, khi họ lại đặt tiêu chuẩn và mong muốn của mình chênh lệch quá mức so với những gì mà doanh nghiệp có thể cung cấp. Khả năng chịu đựng của họ tương đối kém, hầu như là không thể cam chịu và chấp nhận thực tại rằng mong muốn của mình sẽ không được thỏa mản. Hay vì ở lại, họ chấp nhận nghỉ việc khi còn mới bắt đầu và tìm kiếm công việc khác với hy vọng những mong muốn và kỳ vọng của mình sẽ được đáp ứng. Điều này khiến cho Gen Z bỏ lỡ những cơ hội thật sự tốt để giúp họ phát triển những nền tảng kiến thức cơ bản phục vụ cho công việc cũng sự nghiệp của họ sau này.

2. Thế hệ sẽ làm chủ công nghệ chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo


Không thể phủ nhận rằng, Gen Z là thế hệ kế thừa các thành tựu và sự phát triển của khoa học công nghệ và kỹ thuật. Do đó họ đã được làm quen với các thiết bị công nghệ và mạng internet ngay từ lúc còn nhỏ, nên Gen Z rất am hiểu và thành thạo trong việc áp dụng kỹ thuật công nghệ vào đời sống thực tiễn của mình. Thực tế cho thấy, một số cá nhân thuộc thế hệ Gen Z đã rất thành công trong việc kế thừa sự thay đổi trong công cuộc chuyển đổi số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo để giải quyết các khó khăn và thách thức mà cộng đồng, nhân loại đang phải đối mặt. Từ đó, nhận định về việc Gen Z sẽ đóng vai trò lãnh đạo và tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số và ứng dụng AI là hoàn toàn hợp lý.

3. Những than phiền về tính kỷ luật và khả năng chịu đựng áp lực của Gen Z

Được phát triển trong môi trường khác, tư tưởng Gen Z rất khác biệt so với các thế hệ trước đây. Chính vì vậy mà sự kỷ luật và khả năng chịu đựng áp lực của họ cũng thay đổi so với các hệ hệ trước. 3 lý do có thể kể đến như sau:

Đặt ra quá nhiều kỳ vọng và mong muốn: đa số các bạn Gen Z đều mong muốn được làm việc tại công ty mà có thể cung cấp tất cả những thứ mà mình cần. Tuy nhiên, khoảng cách giữa năng lực thực sự và năng lực cần có trong công việc của họ còn tương đối lớn, nên chắc chắn họ sẽ không thể đáp ứng được hết tất cả những nguyện vọng mà họ cần. Điều này sinh ra tâm lý chán nản, thiếu động lực làm việc hoặc thậm chí “nhảy việc” liên tục, dẫn đến sự thiếu kỷ luật trong công việc của thế hệ trẻ ngày nay.

Thế hệ “vượt sướng”: sinh ra với đầy đủ tiện nghi và ít lo nghĩ về áp lực cơm áo gạo tiền, Gen Z khó có thể chấp nhận rằng bản thân mình phải làm việc ở những môi trường thường xuyên tồn tại sự áp lực đi kèm với những thử thách lớn. Chính vì vậy, kỹ năng “chịu đựng áp lực” là kỹ năng mà các bạn thế hệ trẻ ngày nay không được trang bị. 

Sự bất ổn định về mặt cảm xúc: có thể nói, thế hệ Gen Z là thế hệ dễ bị tổn thương nhất khi có đến ¼ số người thuộc thế hệ Z cho biết họ cảm thấy căng thẳng về mặt tâm lý hơn (25%), gần gấp đôi so với tỷ lệ được báo cáo bởi các người thuộc thế hệ millennial và Gen X (mỗi nhóm 13%), và hơn ba lần tỷ lệ được báo cáo bởi người thuộc thế hệ baby boomer (8%). Điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng công việc khi họ không thể kìm chế cảm xúc cũng như không đủ sức để đối mặt với khó khăn và áp lực trong công việc.

4. Doanh nghiệp cần làm gì để xây dựng một môi trường hấp dẫn lực lượng này?

Một số điểm cần thực hiện để doanh nghiệp thu hút Gen Z tham gia vào lực lượng lao động của mình:

  • Đổi mới, cải tiến và ứng dụng công nghệ trong công việc (91% ứng viên Gen Z trả lời rằng, công nghệ mà doanh nghiệp đang sử dụng sẽ ảnh hưởng đến quyết định ứng tuyển của họ - theo khảo sát của Tomorrow Marketer). Môi trường làm việc và hệ thống quản lí cũng như giao tiếp có hỗ trợ của ứng dụng công nghệ sẽ tạo hứng thú và tư duy khám phá với thế hệ công sở mới này.
  • Trao quyền và cơ hội phát triển bản thân. Họ sẽ thích được độc lập và phát triể bản thân qua các thử thách liên tục hơn là hài lòng với những bước tiến chậm rãi.
  • Phát triển bền vững trong tương lai: công ty luôn hoạt động và kinh doanh luôn có sự đề cao trong việc phát triễn bền vững và bảo vệ môi trường.
  • Thời giờ làm việc linh hoạt và work-life balance
  • Tạo cơ hội để học học và phát triển những kỹ năng mới liên tục trong giai doan toàn cầu hoá

Tác giả:

Nguyễn Hoàng Thanh Chương
Giám đốc toàn quốc Dịch vụ Tư vấn Tuyển dụng, Adecco Việt Nam

Nguyễn Trọng Thanh
CEO for One Month, Adecco Việt Nam

Nhận xét